Những điều cần biết về bệnh loãng xương sớm và cách điều trị

Ngày đăng: 07-07-2022 12:38:54

Loãng xương sớm và những điều cần biết.

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy nhiên, ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với ngày càng nhiều người bị loãng xương sớm (bị bệnh ở độ tuổi 30).

1. Bệnh loãng xương sớm là gì?

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa, gây ra tình trạng suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương đùixẹp đốt sống,... ở người lớn tuổi. Ước tính, có khoảng hơn 30% phụ nữ và hơn 10% nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng lớn. Thông thường, bệnh xảy ra ở tuổi 50. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này. Có một số yếu tố khiến tỷ lệ người bị loãng xương sớm (ở tuổi 30) gia tăng. Đây là nguy cơ đáng lo ngại vì loãng xương có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

2. Hậu quả của bệnh loãng xương sớm

Ở giai đoạn đầu, khi xương bị mất, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, khi xương đã bị yếu dần do loãng xương, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau lưng (do cột sống nứt, xẹp các đốt sống, rối loạn tư thế cột sống);
  • Khó thực hiện được các động tác như ngửa, cúi đầu, quay lưng,...;
  • Chiều cao cơ thể dần bị thấp lại, dáng đi khòm lưng;
  • Dễ bị gãy xương, đặc biệt là xương cánh tay, đầu trên xương đùi, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương cùng và xương chậu;
  • Thường bị nứt xương cột sống, xương hông, xương cổ tay,...

Dấu hiệu gãy xương cẳng tay, cánh tay

Loãng xương sớm khiến bệnh nhân dễ bị gãy xương

Bệnh nhân sau gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi thường bị hạn chế vận động, dễ bị gãy xương tái phát và các biến chứng khác. Điều này dẫn tới giảm tuổi thọ bệnh nhân, trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống,...

3. Nguyên nhân gây loãng xương sớm

Những nguyên nhân gây loãng xương sớm gồm cả yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi (có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh). Cụ thể:

3.1 Yếu tố không thể thay đổi

Giới tính:

  • Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân vì:
  • Phụ nữ có xương mỏng, nhỏ hơn nam giới nên khi mất cùng một lượng xương thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn;
  • Phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới, dẫn tới mất cân bằng hormone, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giảm lượng vitamin D của cơ thể, gây loãng xương;
  • Phụ nữ có ít cơ bắp hơn nam giới (trong khi cơ có vai trò tạo áp lực liên tục để kích thích cơ thể tạo xương, giúp xương vững chắc hơn);
  • Phụ nữ ít vận động hơn nam giới (trong khi việc vận động thể lực nhiều sẽ giúp bộ xương phát triển tốt hơn, chắc khỏe hơn);
  • Phụ nữ thường xuyên bị thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn khác nhau như mang thai, nuôi con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh,... Khi mang thai và sinh con, thai nhi sẽ lấy trực tiếp canxi và khoáng chất từ mẹ, khiến xương mất đi một lượng canxi lớn. Người mẹ sinh nở càng nhiều thì nguy cơ loãng xương càng cao. Bên cạnh đó, sự sụt giảm mạnh nồng độ hormone estrogen khi mãn kinh làm gia tăng quá trình hủy xương;

Tiền sử gia đình:

  • Những người có cha, mẹ bị gãy xương do loãng xương sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn;

Tuổi tác:

  • Nguy cơ cao bị loãng xương tăng dần theo tuổi tác;

Các phương pháp đo mật độ xương để phát hiện nguy cơ loãng xương

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây loãng xương sớm

Khung cơ thể:

  • Những người có khung xương nhỏ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với người có khung xương lớn;

Tình trạng tuyến giáp:

  • Tăng hormone tuyến giáp làm tăng nguy cơ hủy xương. Các bệnh lý cường hoạt động của tuyến cận giáp và tuyến thượng thận cũng dễ gây loãng xương sớm;

Nồng độ hormone:

  • Loãng xương dễ gặp ở phụ nữ bị giảm hormone estrogen và nam giới bị giảm hormone testosterone.

3.2 Yếu tố có thể thay đổi

Loãng xương sớm cũng liên quan tới một số thói quen xấu. Nếu thay đổi những thói quen này, nguy cơ loãng xương sớm có thể bị đẩy lùi. Một số thói quen xấu đó là:

  • Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga, cà phê, trà,... dễ làm hỏng xương, loãng xương sớm vì chúng cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể;
  • Chế độ ăn ít thiếu năng lượng, protein và canxi làm tăng nguy cơ bị loãng xương sớm;
  • Chế độ ăn nhiều muối làm tăng thất thoát canxi ra khỏi cơ thể, làm giảm mật độ xương. Vì vậy, mỗi người chỉ nên ăn tối đa 5g muối/ngày;
  • Hút thuốc lá: Thời gian hút thuốc càng lâu, lượng thuốc hút càng nhiều sẽ càng làm xương yếu đi, cơ thể không thể hình thành các mô xương mới khỏe mạnh;
  • Giảm cân quá mức khiến cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương, làm giảm mật độ xương và gây loãng xương. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, lượng lipid sẽ chuyển hóa thành estrogen, giúp cơ thể tăng hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình hình thành xương và ngăn ngừa loãng xương;
  • Ít vận động làm cơ bắp nhanh bị lão hóa, khớp xương yếu đi, dễ bị loãng xương;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc uống dài ngày như corticosteroid, thuốc chống động kinh,... có thể gây giảm mật độ xương. Ngoài ra, các thuốc chống ung thư, chống thải ghép, điều trị co giật, trào ngược dạ dày,... cũng có thể gây loãng xương nếu sử dụng không hợp lý.

Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?

Các thuốc uống dài ngày có thể gây ảnh hưởng làm giảm mật độ của xương

4. Đo loãng xương như thế nào?

Khi chưa có biến chứng, bệnh loãng xương hầu như không có biểu hiện lâm sàng. Do vậy, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao nên đo mật độ xương để xác định nguy cơ thiếu xươngloãng xương và dự đoán được khả năng gãy xương để có thể can thiệp điều trị kịp thời.

Chỉ định đo mật độ xương cho:

  • Phụ nữ trên 65 tuổi, nam giới trên 70 tuổi dù có hay không có các yếu tố nguy cơ;
  • Phụ nữ, nam giới trên 50 tuổi, có các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gãy xương ở tuổi 50, trọng lượng cơ thể thấp, có cha mẹ từng bị gãy xương, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, mãn kinh trước 45 tuổi, thiếu estrogen, thiếu vận động cơ thể, chiều cao giảm trên 3cm, đã được chẩn đoán loãng xương trên lâm sàng (đau xương, đau lưng cấp và mạn tính, gãy xương sau chấn thương nhẹ, biến dạng cột sống) và X-quang (có hình ảnh đốt sống biến dạng, giảm độ dày vỏ xương, tăng thấu quang), đo mật độ xương để đánh giá kết quả điều trị.
    Chống chỉ định đo mật độ xương cho:

Phụ nữ có thai;

  • Người bệnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod, baryt, đồng vị phóng xạ trong vòng 7 ngày.
  • Có 2 phương pháp đo mật độ xương đang được sử dụng phổ biến hiện nay là:
  • Siêu âm: Sử dụng trong chẩn đoán ban đầu và đo mật độ xương gót. Siêu âm có ưu điểm là thực hiện nhanh, không gây đau, không sử dụng chất phóng xạ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là không đo được mật độ xương của các xương gần bị nứt, gãy do loãng xương;

Siêu âm gót chân

Siêu âm được sử dụng nhiều trong chẩn đoán ban đầu và đo mật độ xương gót

Đo hấp thụ năng lượng tia X kép: Là phương pháp sử dụng 2 chùm tia X hướng vào một số vị trí trên cơ thể như cổ xương đùi, cột sống hoặc toàn bộ cơ thể rồi đo năng lượng của chùm tia đó đi ra khỏi cơ thể. Đây là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán loãng xương.

5. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ loãng xương sớm

Loãng xương là bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng nên việc dự phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh là rất quan trọng. Một số lưu ý cần tuân thủ gồm:

  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, giàu canxi với các thực phẩm như sữa, chế phẩm từ sữa chứa ít chất béo, hải sản, rau xanh, đậu nành, hoa quả tươi, ngũ cốc;
  • Tập luyện mỗi ngày để giúp khung xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai;
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như nước giải khát có ga, trà, cà phê,...;
  • Người có nguy cơ cao bị loãng xương sớm nên thực hiện đo mật độ xương định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.

Loãng xương sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ loãng xương, người bệnh nên đi khám ngay để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang là một trong những nơi hàng đầu về điều trị xương khớp, trong đó có bệnh loãng xương.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0704.708.306 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN TẤN KHANG

Địa chỉ: 68A, Đ.Số 4, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://www.dongygiatruyentankhang.net - Email: cskhdongygiatruyentankhang@gmail.com

Hotline: 0704 708 306 / 0989 675 179

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0704 708 306