Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch khớp gối

Ngày đăng: 15-07-2022 21:32:53

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch khớp gối gây đau, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành teo cơ, dính khớp, thậm chí là tàn phế. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh này.

1. TRÀN DỊCH KHỚP GỐI LÀ GÌ?

Trong khớp gối bình thường luôn tồn tại một lượng chất lỏng, gọi là dịch khớp. Nó giúp nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn, giảm ma sát, đảm bảo sự trơ tru trong quá trình chuyển động của khớp gối.

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có sự tích tụ bất thường của quá nhiều chất lỏng chảy ra từ bên trong và xung quanh khớp. Tình trạng này khiến khớp gối sưng lên, phù nề, đau và giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch khớp gối

2. TRIỆU CHỨNG TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể được nhận diện dễ dàng qua các biểu hiện bên ngoài. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu điển hình của bệnh.

Sưng khớp ⭐Khớp trở nên căng hơn, to hơn. Do dịch tích tụ nên khớp sẽ sưng phồng, phù nề
Nóng đỏ khớp ⭐Vùng da quanh khớp gối đỏ lên và ấm hơn bình thường
Đau nhức ⭐Đau, nặng nề tại khớp gối. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài chục phút, có khi kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày
Vận động khó khăn ⭐Khó co duỗi, leo cầu thang, đi lại
Ngoài ra, một số triệu chứng như: tê chân, cứng khớp, mất cảm giác ở chân, sốt… là những dấu hiệu kèm theo mà người bệnh có thể gặp phải.

3. NGUYÊN NHÂN GÂY TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người sẽ truy tìm nguyên nhân khiến dịch tràn khớp gối. Đây cũng là cơ sở để quyết định hướng xử lý tiếp theo.

3.1. Hoạt động mạnh quá mức.

Các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đầu gối liên tục và chịu áp lực mạnh sẽ gây tác động lớn tới khớp gối. Đó có thể là: chơi bóng đá, bê vác nặng, đứng lâu… Lâu dần bao hoạt dịch tại khớp gối sẽ bị ảnh hưởng khiến dịch khớp tràn ra ổ khớp.

3.2. Chấn thương.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của tràn dịch khớp. Các tác động đột ngột từ va chạm, vấp ngã… khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông hay sinh hoạt hàng ngày có thể gây chấn thương đầu gối. Các chấn thương thường gặp là: rách sụn chêm, rách dây chằng, gãy xương…

Lúc này, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sản xuất ra chất lỏng để bảo vệ và chữa lành tổn thương ở đầu gối. Việc sản sinh ra quá nhiều chất lỏng sẽ gây tràn dịch. Bên cạnh đó, những chấn thương có thể làm tổn hại màng hoạt dịch ở khớp gối.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch khớp gối

Chấn thương khi chơi thể thao cũng là một trong những nguyên nhân

3.3. Nhiễm khuẩn gây tràn dịch khớp gối.

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua. Các loại vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào khớp, tấn công vào dịch khớp. Đó có thể là vi khuẩn lao, Mycoplasma… Người bệnh tiểu đường, bệnh lao, vẩy nến, người vừa phẫu thuật khớp gối sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn gây tràn dịch.

3.4. Mắc phải một số bệnh lý khác.

Tràn dịch khớp có thể là hệ quả của một số bệnh lý xương khớp khác mà người bệnh không nên chủ quan. Các bệnh lý có thể kể đến như:

– Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp gối dễ bị tổn thương. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, dịch khớp gối sẽ bị tràn ra dù không có tác động ngoại lực.

– Viêm bao hoạt dịch: Túi chứa dịch khớp bị viêm nhiễm gây tràn dịch.

– Viêm khớp dạng thấp: Các mô hoạt dịch tại cả hai khớp đầu gối bị tấn công.

– Bệnh gout: Thông thường bệnh gout sẽ ảnh hưởng tới ngón chân cái. Nhưng không loại trừ khả năng bệnh gout xảy ra ở khớp gối. Bệnh do hàm lượng axit uric trong máu cao, gây lắng đọng tinh thể urat tại khớp gối.

– U xương: Khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn sẽ chèn ép vào màng hoạt dịch, làm tràn dịch.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn dịch khớp gối

Thoái hóa khớp dễ dẫn tới tràn dịch khớp gối

4. TRÀN DỊCH KHỚP GỐI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hậu quả của tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời là khá nặng nề. Nếu để dịch tràn nhiều, có mủ, nhiễm trùng có thể dẫn tới bội nhiễm, phá hủy sụn hoặc mô xương. Điều này sẽ làm giảm chức năng của vận động của khớp gối. Khớp cũng có thể bị biến dạng, thậm chí tàn phế.

5. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây hãy thận trọng hơn với khả năng mắc bệnh:

– Người cao tuổi: Quá trình lão hóa của cơ thể sẽ khiến cho xương khớp mất đi độ linh hoạt, ức chế quá trình sản sinh tế bào mới. Điều này sẽ khiến người cao tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe xương khớp hơn. Đầu gối vì thế cũng dễ bị tổn thương hơn.

– Lao động nặng: Người thường xuyên phải bê vác, đi lại nhiều sẽ khiến khớp gối phải hoạt động quá tải, chịu lực lớn thường xuyên.

– Người thường xuyên chơi thể thao cường độ cao: Bóng đá, bóng rổ, tennis… là các môn thể thao dễ gặp chấn thương.

– Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối.

– Bệnh nhân xương khớp: Những người mắc bệnh lý như đã đề cập ở trên.

6. CHẨN ĐOÁN

Để xác định được tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp dưới đây:

– Khám lâm sàng: Xem xét các biểu hiện trên khớp gối, kiểm tra tầm vận động. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng, chấn thương và các căn bệnh đang gặp phải.

– Chọc hút dịch khớp gối để kiểm tra: Được thực hiện bằng cách đưa một cây kim dài và mỏng vào khớp và hút chất lỏng ra. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá mức độ tràn dịch và tiến hành xét nghiệm dịch khớp

– Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng nhiễm khuẩn

– Siêu âm khớp: Cung cấp hình ảnh tràn dịch khớp gối

– Chụp CT: Được chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân do viêm khớp, u xương

– Chụp X-quang: Nhận diện tình trạng thoái hóa khớp, u xương có thể dẫn tới tràn dịch

– Chụp MRI: Cho biết những tổn thương gân, dây chằng, mô sụn

7. TRÀN DỊCH KHỚP GỐI CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?

Thực tế có rất ít trường hợp tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi. Nếu can thiệp ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên điều trị sớm, tránh để bệnh trầm trọng thêm, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Thời gian và hiệu quả điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Tình trạng bệnh ở mức độ nào, các cơn đau xuất hiện với cường độ ra sao, lượng dịch nhiều hay ít…

– Sức khỏe của bệnh nhân: có đang mắc phải bệnh lý nào khác không, có bị dị ứng với thuốc không…

8. ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

Việc lựa chọn cách chữa trị tràn dịch khớp gối nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Đối với một số ít trường hợp, tình trạng này có thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, kê cao chân và áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, đa phần đều cần sự trợ giúp của bác sĩ.

8.1. Nẹp đầu gối

Nẹp cố định đầu gối hoặc nẹp hỗ trợ vận động của đầu gối sẽ giúp hạn chế thấp nhất sự di chuyển của đầu gối khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, việc cố định đầu gối sẽ giúp xoa dịu phần nào cơn đau. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại nẹp phù hợp.

8.2. Chườm lạnh

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá hay không khiến nhiều người không khỏi đau đầu. Chườm lạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng do tràn dịch. Người bệnh có thể sử dụng khăn bọc đá, chai nước đá để chườm lên đầu gối trong vòng 15 phút.

Người hay phải bê vác nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Chườm lạnh giúp làm dịu cơn đau tạm thời

8.3. Vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các phương pháp như laser công suất cao, sóng xung kích shockwave, điện xung trị liệu, bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt của khớp.

8.4. Thuốc trị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì có lẽ là băn khoăn của không ít người. Dưới đây là một số loại thuốc trị tràn dịch khớp gối thường được chỉ định.

– Thuốc giảm đau thông thường như: Ibuprofen, Tylenol… Chúng giúp kiểm soát cơn đau, sưng đầu gối.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Thường được sử dụng trong trường hợp viêm khớp, chấn thương.

– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp tràn dịch do nhiễm trùng, giúp ngăn chặn tình trạng sưng viêm.

– Thuốc Corticosteroid: Thường tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm, giảm áp lực tạm thời lên khớp gối.

Sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh chỉ được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

8.5. Chọc hút dịch khớp

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiêm Steroid để giảm viêm sưng. Tuy nhiên với phương pháp này, sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại. Và nếu chọc hút không đúng kỹ thuật, không đảm bảo tuyệt đối vô trùng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Người hay phải bê vác nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra ngoài

8.6. Phẫu thuật

Mổ nội soi khớp: Bác sĩ sẽ dùng một ống ánh sáng đưa vào khớp gối. Từ đó giúp sửa chữa vị trí các khớp gặp vấn đề, phục hồi tổn thương ở sụn khớp, khắc phục tình trạng tràn dịch khớp. Đây cũng được coi là cách chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả.

Phẫu thuật thay khớp gối: Đây thường là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, nguy cơ biến chứng cao, điều trị ngoại khoa và mổ nội soi không mang lại kết quả.

9. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH

Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và rèn luyện đều đặn.

– Vậy tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin C, vitamin nhóm D. Hạn chế các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.

– Duy trì mức cân nặng phù hợp

– Lao động vừa sức, không mang vác vật quá nặng

– Tập thể dục đều đặn để duy trì sự linh hoạt cho xương khớp, tăng sức mạnh cho các cơ quanh đầu gối. Môn thể thao phù hợp là bơi lội, yoga. Hãy cân nhắc từ bỏ các môn thể thao có thể gây chấn thương cho đầu gối.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để nhận diện và xử lý tràn dịch khớp gối. Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng của mình, vui lòng liên hệ qua tổng đài 0344 533 134 hoặc chat trực tiếp với chuyên gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Chát ngay với bác sĩ để được tư vấn miễn phí

Chat với bác sĩ ngay.

 

MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN TẤN KHANG

Địa chỉ: 68A, Đ.Số 4, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://www.dongygiatruyentankhang.net - Email: cskhdongygiatruyentankhang@gmail.com

Hotline: 0704 708 306 / 0989 675 179

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0704 708 306