Chấn thương đầu gối đứt dây chằng rất nguy hiểm

Ngày đăng: 28-10-2021 21:25:01

Nguy hiểm khi đứt dây chằng trong chấn thương đầu gối.

Chấn thương đầu gối trong luyện tập & chơi thể thao có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là các môn đối kháng như bóng đá, tennis… Trong đó việc đứt dây chằng đầu gối thường để lại những di chứng lâu dài mà người chơi cần tìm hiểu để tránh chấn thương.


Chấn thương đầu gối đứt dây chằng rất nguy hiểm

Triệu chứng.

+ Đau vừa và nhức nhối, hơi sưng đầu gối, có thể cử động được khớp gối; Biểu hiện đau nhức chỉ xuất hiện khi các phần xung quanh khớp gối như sụn chêm, sụn khớp bị tổn thương.

+ Đau và nhức nhối dữ dội hơn, sưng vừa, khó bước đi, không ổn định khớp, cử động trung bình thấy đau phải dừng lại;

+ Đau dữ dội, sưng to, chỗ sưng của khớp gối có thể do tích tụ chất hoạt dịch trong bao hoạt dịch hay chất dịch ở trong khớp, biến dạng khớp gối, hoàn toàn không cử động được khớp gối.

+ Khi đứng, các đầu gối bình thường duỗi thẳng, nếu gấp thường xuyên có thể do co cứng đầu gối, hông hoặc thậm chí cả bàn chân…

Các tổn thương thường gặp.

– Đứt dây chằng chéo trước: Biểu hiện lâm sàng là sưng và đau vùng gối. Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có điều trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.

– Lỏng gối: Biểu hiện là bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại. Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối. Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.

– Đứt dây chằng chéo sau: Giống với biểu hiện lâm sàng của tổn thương dây chằng chéo trước, như sưng và đau ngay sau chấn thương, lỏng gối, teo cơ.

– Tổn thương dây chằng bên ngoài: Tổn thương dây chằng bên mác thường đi kèm với các tổn thương của các cấu trúc xung quanh như gân cơ kheo hoặc dải chậu chày.

– Tổn thương sụn chem: Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối trong chấn thương thể thao (cầu thủ bóng đá), ngoài ra khá thường gặp do tai nạn giao thông.

Phòng ngừa.

– Khởi động, tập luyện kỹ và đúng cách trước khi chơi thể thao để gân cơ sẵn sàng vào cuộc.

– Lưu ý các tư thế kỹ thuật đúng động tác.

– Nên chơi thể thao vào buổi sáng hoặc giờ chính, tránh chơi buổi trưa hoặc buổi tối, vì khi đó cơ thể đang mệt mỏi cần được nghỉ ngơi.

– Tránh ham hoặc thái quá dễ dẫn đến chấn thương.

Lưu ý: Sân bãi trong thể thao cần đảm bảo tiêu chuẩn, sau khi chơi ở cường độ mạnh nên đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng để đưa cơ thể về trạng thái ổn định rồi mới chuyển qua hoạt động khác.

Lời kết.

Đứt dây chằng khớp gối khi chơi thể thao là chấn thương có xu hướng gia tăng nhưng rất nhiều người không hề biết mình bị đứt dây chằng. Nguyên nhân khi bị đứt dây chằng khớp gối chỉ sưng một thời gian, sau đó hết sưng và bệnh nhân vẫn đi lại được, không có biểu hiện đau nhiều, chỉ khó khăn trong chơi thể thao và vận động mạnh.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người chơi cần chọn lựa môn thể thao phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi. Tuân thủ các nguyên tắc khi chơi thể thao là khởi động kỹ trước khi luyện tập, đảm bảo đúng các động tác chuyên môn, không chơi thể thao khi người quá mệt, sau thời gian đau ốm kéo dài, sau khi uống rượu bia…để tránh mọi chấn thương có thể sẽ xảy ra. Đặc biệt là chấn thương đầu gối, đứt dây chằng quanh khớp gối…nếu không được phẫu thuật tái tạo kịp thời thì khớp gối sẽ bị xộc xệch, lâu ngày khớp sẽ dần bị tổn thương và thoái hóa nghiêm trọng.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

 

MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN TẤN KHANG

Địa chỉ: 68A, Đ.Số 4, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://www.dongygiatruyentankhang.net - Email: cskhdongygiatruyentankhang@gmail.com

Hotline: 0704 708 306 / 0989 675 179

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0704 708 306