Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớp

Ngày đăng: 08-10-2021 15:51:25

ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP LÀ BỆNH GÌ?

Đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trung niên, người cao tuổi, người lao động nặng và người hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết hay ngồi và làm việc sai tư thế… mà còn là bởi những căn bệnh xương khớp nguy hiểm gây ra nên cần được chẩn đoán sớm để kịp thời điều trị, phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Đau nhức xương khớp là gì? Các khớp xương chính dễ bị tổn thương Nguyên nhân đau nhức xương khớp Cách điều trị đau nhức xương khớp khoa học Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau xương khớp tại nhà Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau xương khớp

Đau nhức xương khớp là gì? Các khớp xương chính dễ bị tổn thương Nguyên nhân đau nhức xương khớp Cách điều trị đau nhức xương khớp khoa học Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau xương khớp tại nhà Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau xương khớp

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể, nhất là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Nếu như “viêm khớp” gây đau kèm theo hiện tượng nóng, đỏ và sưng thì “đau khớp” có thể chỉ đau mà không sưng viêm hoặc có thể vừa đau vừa viêm - Các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Trước đây, tình trạng này thường chỉ xảy ra với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này. Đau khớp được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính:

Đau nhức xương khớp cấp tính.

Đau nhức xương khớp cấp tính là do các khớp xương bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Khi bị nhức khớp cấp tính sẽ kèm theo hiện tượng sưng đỏ ở ở các khớp, điển hình là khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu tay…

Đau nhức xương khớp mãn tính.

Đau nhức xương khớp mãn tính xảy ra bởi sụn bị thoái hóa (sụn bị mòn mỏng và xù xì) khiến các đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động gây ta cảm giác đau nhức. Khi bị đau nhức mãn tính, nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm khớp, thoái hóa khớp... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các khớp xương chính dễ bị tổn thương

Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớpCác khớp xương chính trên cơ thể

Xương khớp và các cơ tạo nên hệ vận động hoàn chỉnh mang lại cho con người hình dáng, khả năng di chuyển và những cử động biểu lộ cảm xúc. Dưới đây là cấu tạo của các khớp xương trọng yếu - Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn cơ chế hoạt động của cơ thể mình!

Khớp xương vai

Khớp xương vai đảm nhiệm các hoạt động diễn ra ở vai và cánh tay với cấu trúc tương đối phức tạp:

- Xương quanh vai gồm xương bả vai, xương cánh tay và xương đòn.

- Khớp vai gồm các khớp nhỏ là khớp ổ chảo, khớp ức, khớp bả vai và khớp cùng vai.

- Vòng bít gồm các gân và cơ bao quanh khớp.

- Sụn ở vai giúp giảm cọ xát giữa các khớp.

- Cơ bắp vai có vai trò bảo vệ xương khớp vai.

- Viên nang vai chứa dịch khớp làm lớp đệm cho sự vận động của khớp.

Khớp xương háng

Khớp háng có cấu trúc vững chắc và có độ lõm khá đặc biệt giúp chịu được lực tác động lớn từ những hoạt động của chi dưới như chạy nhảy, đi lại, đứng ngồi... Vùng khớp xương này gồm ổ chảo xương chậu và chỏm xương đùi tạo thành với những bộ phận cụ thể sau:

- Ổ chảo được bao bọc bởi sụn viền giúp ổ chảo sâu hơn và khớp háng vững chắc hơn.

- Chỏm xương đùi hình cầu và cũng được bọc bởi một lớp sụn dày.

- Bao khớp háng gồm bao hoạt dịch và bao xơ.

- Hệ thống dây chằng khớp háng gồm dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.

Khớp đầu gối

Khớp xương đầu gối vừa hỗ trợ chức năng di chuyển vừa đảm nhiệm “trọng trách” nâng đỡ cơ thể với cấu trúc gồm 3 phần:

- Phần xương bao gồm xương bánh chè, xương cầu đùi và mâm chày.

- Phần sụn giúp giảm ma sát giữa các đầu xương.

- Hệ thống dây chằng gồm dây chằng bên và dây chằng chéo.

Khớp xương khuỷu tay

Khuỷu tay là trung tâm điều khiển giúp cẳng tay thực hiện các cử động như gấp, duỗi, sấp và ngửa một cách trơn tru. Cấu trúc khớp xương khuỷu tay bao gồm các bộ phận như sau:

- Xương khuỷu tay gồm 3 phần nhô ra để các gân bám dính vào.

- Mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm trên lồi cầu trong để các cơ bám vào.

- Bao khớp khuỷu tay có chức năng bảo vệ các mặt của khớp.

- Dây chằng khuỷu tay giữ cố định khớp khuỷu tay.

Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớpKhớp tay là vị trí rất hay bị đau nhức và tê mỏi

 

Cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là cơ quan vận động trung tâm có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể gồm 5 đốt sống nằm giữa xương chậu và xương sườn với cấu trúc như sau:

- Khớp đốt sống gồm sụn, hoạt dịch, bao hoạt dịch và bao khớp.

- Đĩa đệm gian sống gồm mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy.

- Lỗ ghép thắt lưng là nơi các dây thần kinh đi qua.

- Dây chằng thắt lưng gồm dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vành, dây chằng liên gai và trên gai.

- Ống sống thắt lưng gồm màng cứng, bao màng cứng và rễ thần kinh.

- Rễ và dây thần kinh tủy sống gồm rễ vận động và rễ cảm giác.

- Đoạn vận động đốt sống gồm khớp đốt sống, khoang gian đốt và dây chằng.

Khớp bàn chân

Là nơi điều khiển và thực hiện các bước di chuyển của cơ thể, bàn chân tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cấu trúc của bàn chân vì thế mà phức tạp không kém các khớp xương lớn khác:

- Xương bàn chân gồm xương bàn chân trước, xương bàn chân giữa và xương bàn chân sau

- Khớp bàn chân gồm khớp cổ chân và khớp dưới sên.

- Trục quay khớp quay sấp gồm vặn ngoài xương gót, dạng và gập mu bàn chân.

- Trục quay khớp quay ngửa gồm vặn trong xương gót, khép và gập lòng.

Những khớp nêu trên là những vị trí giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên cơ thể. Và đây cũng là những khớp dễ bị đau nhức nhất. Vậy nguyên nhân khiến xương khớp đau nhức là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Là tình trạng sức khỏe thường gặp, thế nhưng các bạn có biết nguyên nhân nào gây ra cảm giác đau nhức xương khớp không? Chuyên gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này một cách chi tiết ngay sau đây.

Đau nhức xương khớp do bệnh lý

Triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cơn đau kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín vì triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp.

Thoái hóa khớp

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra và thoái hóa khớp là “đối tượng nghi vấn” đầu tiên. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian.

Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớpThoái hóa xương khớp là nguồn cơn của cơn đau nhức

Cách phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những căn bệnh khác là dựa vào đặc điểm triệu chứng đau. Cơn đau thường tăng nặng mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.

Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, đồng thời luyện tập nhẹ nhàng cơ bắp để hạn chế cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng khớp và làm mất khả năng lao động, thậm chí gia tăng nguy cơ tàn phế. Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như: đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng và đỏ.

Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng khớp, khó cử động vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và hiện tượng này thường kéo dài hàng giờ. Đi kèm với các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, xanh xao, gầy sút và sốt.

Gout

Người mắc bệnh gút cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa Acid Uric khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Bệnh thường gây đau nhức kèm sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu và mệt mỏi.

Loãng xương
Đối với người bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương, thế nên dấu hiệu rất mơ hồ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện cảm giác đau nhức do loãng xương thông qua triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay cảm thấy đau mỏi dọc theo các xương dài (cột sống thắt lưng, đùi), đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.

Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớpĐau nhức xương khớp có thể là do bạn bị loãng xương

Một triệu chứng khác của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Thêm vào đó, đau nhức xương khớp do loãng xương có thể kèm theo hiện tượng co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp là căn bệnh do vi khuẩn của người hoặc bò tấn công vào hệ xương khớp. Các khớp xương lớn và chịu sức nặng nhiều như khớp háng, cột sống và khớp gối có nguy cơ mắc lao xương khớp cao.

Các khớp bị vi khuẩn lao tấn công thường bị đau nhẹ và sưng to (nhưng không nóng, không đỏ), khiến cho các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi và không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, thậm chí bị liệt.

Đau nhức xương khớp do các yếu tố bên ngoài.

Những tác động bên ngoài như chấn thương, béo phì, lao động nặng hay ngồi sai tư thế… cũng là nguyên nhân khiến xương khớp của bạn bị đau mỏi:

Chấn thương

Di chấn để lại sau sự cố va đập mạnh hay tai nạn giao thông khiến xương khớp đau nhức khi làm việc quá sức hoặc thay đổi thời tiết…

Ít vận động

Ít đi lại, lười tập thể dục và ngồi một chỗ nhiều làm cho cơ khớp và dây chằng bị căng cứng dẫn đến đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra với những người làm công việc văn phòng, thợ mộc…

Bưng vác đồ nặng.

Mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài gây áp lực lớn lên hệ vận động, thế nên đau nhức xương khớp là điều khó tránh khỏi.

Béo phì

Trọng lượng cơ thể trực tiếp đè nén lên xương khớp và các đốt sống, thế nên việc thừa cân béo phì không khác nào việc bạn phải bê vác đồ nặng trên người. Do đó, người bị béo phì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khá cao.

Đau do sai tư thế

Cách nhận biết bệnh đau nhức xương khớp, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đau nhức xương khớpTư thế ngồi làm việc sai cách khiến xương khớp bị đau mỏi

Thói quen ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng hay ngồi nghiêng vai sang 1 bên) lâu dần sẽ có thể gây đau mỏi và làm biến dạng xương khớp. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen cũng như cường độ làm việc để phòng tránh đau xương khớp nhé!

Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Thời tiết đang nóng chuyển lạnh hoặc đang lạnh chuyển nóng đột ngột sẽ gây ra những thay đổi lớn bên trong xương khớp, chẳng hạn như: cơ gân bị co lại, máu lưu thông đến các khớp xương giảm sút, sụn bị khô và mỏng khiến các đầu xương bị cọ xát mạnh khi vận động gây đau nhức. Người lớn tuổi là đối tượng chịu đau nhức xương khớp do thời tiết rõ rệt nhất.

Thuốc Đặc Trị Đau Nhức Xương Khớp Vai Gáy Tấn Khang.

Thành phần:

Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.

Công dụng:

Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.

 
Thuốc xương khớp Tấn Khang
 Thuốc Đặc Trị Đau Nhức Xương Khớp Vai Gáy Tấn Khang.
 

Cách sử dụng:

Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.

Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.

Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.

Tránh rơi vào mắt vào miệng khi dùng.

HSD: 5 năm kể từ ngày sản xuất.

Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.

Giá niêm yết: 250.000đ/chai.

3. Đau nhức xương khớp toàn thân thường do nguyên nhân gì?

Khi mệt mỏi hoặc có dấu hiệu cảm sốt, sáng thức dậy chúng ta có thể thấy đau nhức xương khớp toàn thân. Đây là triệu chứng bình thường và chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ thì tình trạng này sẽ khỏi.

Tuy nhiên, khi gặp phải các triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân kéo dài quá 1 tuần thì dù là ở người trẻ hay người già, bạn cũng nên đến bệnh viện các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám. Nếu mắc các bệnh lý khớp như thoái hóa khớp, loãng xương hay viêm khớp… thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân ở bài viết tại Đông Y Gia Truyền Tấn Khang.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an nhé!

 

 

MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN TẤN KHANG

Địa chỉ: 68A, Đ.Số 4, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://www.dongygiatruyentankhang.net - Email: cskhdongygiatruyentankhang@gmail.com

Hotline: 0704 708 306 / 0989 675 179

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0704 708 306